Trên đây là một vài dòng tóm tắt về Digital Dashboards, và dưới đây, tôi sẽ giải thích rõ hơn cho bạn hiểu, tại sao bạn lại cần nó. Tôi luôn cảm thấy bị kích thích bởi những gì một dashboard (bảng điều khiển) tốt có thể đem lại cho công ty. Một dashboard như vậy, ngoài vai trò là một phần quan trọng nhất quyết định xem một tập thể có thể tiến bao xa trên con đường danh vọng, thì cũng là một nguồn cảm hứng bất tận. Nhìn vào nó cũng là nhìn vào vẻ đẹp của sự chuyên nghiệp. Trong thời đại này, chúng ta có thể nhìn thấy dashboard ở bất cứ đâu. Ngay trong bài viết bạn cũng bắt gặp rất nhiều dashboard, tất cả đều là dashboard kỹ thuật số. Bạn cảm thấy quen thuộc chứ? Vậy chúng ta sẽ bắt đầu với một thứ gì đó mới mẻ. Dưới đây là một dashboard của Bảo tàng Nghệ thuật Indianapolis. Dashboard này cung cấp một cái nhìn khái quát về toàn bộ hoạt động kinh doanh chỉ trong một màn hình. Dễ hiểu và toàn diện, nhưng không quá nhiều. Phần giải thích ngắn gọn nhưng cần thiết, bao gồm thước đo mỗi hạng mục và một vài từ khóa quan trọng. Tôi khá chắc là với con mắt của những người quản trị chuyên phân tích số liệu – chính bạn và tôi, chúng ta đều có đôi chút thèm muốn một vài con số ấn tượng trên đây, hoặc ít nhất cũng nảy sinh ra ý định so sánh hiệu suất hiện tại với hiệu suất trong quá khứ, hoặc thậm chí là một thứ gì đó khác. Nhưng hãy tạm gạt suy nghĩ đó sang một bên để quay lại những gì chúng ta đang nói đến. Hãy nhận thấy rằng bảng điều khiển này, những số liệu này, đã trở nên hữu dụng như thế nào ngay cả khi chúng được áp dụng cho một môi trường hoàn toàn phi-phân-tích như viện bảo tàng. Hãy nhận thấy rằng khi nhìn vào nó, chúng ta có thể đặt ra những câu hỏi quản trị chính xác đến nỗi một khi chúng được trả lời thì chắc chắn sẽ dẫn đến những quyết định hành động sáng suốt.